Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2008

NIIT-Tìm hiểu MathML

Chắc hẳn trong chúng ta đều đã không ít lần lướt Web, chúng ta đã từng xem báo điển tử, đọc ebook, tìm kiếm thông tin trên Internet và có bao giờ các bạn có nhận xét rằng tất cả các thông tin đó đều được thể hiện dưới dạng chữ và hình ảnh, vậy một câu hỏi được đặt ra là nếu muốn thể hiện một công thức toán học thì làm thế nào để nó hiển thị được lên Website? Câu hỏi này đã từng làm "đau đầu" các nhà đặt ra nền tảng Ineternet, chúng ta xem các công thức toán học là kí tự hay hình ảnh? Nếu dùng Word để soạn thảo văn bản chúng ta có Microsoft Equation, vậy còn đối với Website thì sao? Rất may là chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi này, đó chính là MathMl (Ngôn ngữ đánh dấu toán học).

Giới thiệu

MathML (viết tắt cho Mathematical Markup Language, Ngôn ngữ Đánh dấu Toán học) là một ứng dụng của XML để thể hiện ký hiệu và công thức toán học với mục đích rộng là phương cách trao đổi thông tin toán học trên máy tính (để hiển thị cũng như để tính toán) và mục đích hẹp là hiển thị tài liệu toán học trên World Wide Web. Nhóm toán học của W3C đề xuất mọi người nên dần sử dụng ngôn ngữ này trên mạng.

Lịch sử

Phiên bản 1.01 được công bố vào tháng 7 năm 1999 và bản 2.0 xuất hiện vào tháng 2 năm 2001. Tháng 10 năm 2003, bản chỉnh sửa lần thứ hai của phiên bản 2.0 của MathML được công bố là bản cuối cùng của nhóm W3C math.

Hỗ trợ

MathML được hỗ trợ bởi các phần mềm văn phòng như Microsoft Word, OpenOffice.org và KOffice cùng với các phần mềm tính toán kỹ thuật như Maple, Mathematica, và MathCad trên các nền hệ điều hành khác nhau như Linux, Windows, Macintosh,….

Hiển thị

MathML được thiết kế để không chỉ hiển thị tốt công thức toán học mà còn chứa ý nghĩahiểu nội dung toán học. Đối với việc hiển thị trên trang mạng, cấu trúc MathML không ngắn gọn như TeX, nhưng có thể được dễ dàng sử dụng bởi các trình duyệt, cho phép hiển thị ngay lập tức công thức toán học một cách đẹp mắt, đồng thời truyền tải ý nghĩa toán học cho các phần mềm tính toán. Khác với TeX, MathML không được thiết kế để viết hay sửa trực tiếp bởi con người. Cần có công cụ soạn thảo, hay chuyển đổi từ ngôn ngữ thân thiện với người khác (như TeX), để cho ra kết quả là biễu diễn MathML. của các thành phần của công thức giúp các máy tính có thể trao đổi và

Để biết được trình duyệt có hỗ trợ MathML không, chúng ta có thể vào các trang sau

·http://www.w3.org/Math/XSL/pmathml2.xml

· http://www.w3.org/Math/XSL/csmall2.xml

Trong số các trình duyệt thông dụng, Mozilla và một số trình duyệt cùng họ như là Mozilla Firefox trực tiếp hiển thị MathML. Các trình duyệt khác có thể cần thêm phần mềm gắn vào; như Internet Explorer cần gắn thêm MathPlayer.

· http://www.dessci.com/en/products/mathplayer/download.htm

Hình ảnh cho thấy Browser hỗ trợ MathML

Tạo một công thức tóan học bằng MathML

Chúng ta sọan một tài liệu MathML bằng cách dùng các phần mềm sọan thảo hay các IDE thông dụng như FrontPage, Dreamweare,…. tương tự như cách tạo một tài liệu HTML nhưng phải tuân thủ theo các tag được quy định sẵn. Sau cùng là phải lưu dưới đinh dạng .xml.

Ví dụ với công thức bậc hai:

x = \frac{-b \pm \sqrt{b^2 - 4ac}}{2a}

"vui lòng xem thêm tập tin đính kèm"

Vốn được viết theo ngữ pháp TeX:

x = \frac{-b \pm \sqrt{b^2 - 4ac}}{2a}

Sẽ có thể được viết bằng MathML:

"vui lòng xem thêm tập tin đính kèm"

Câu trúc XML hứa hẹn làm cho nó có thể dùng đựợc một cách rộng rãi và cho phép
hiển thị ngay lập tức trong ứng dụng như Web browser và thuận tiển thể hiện một cách
dể hiểu ý nghĩa của nó trong các sản phẩm phần mềm tóan học



Cấu trúc MathML

Tất cả các ký hiệu tóan học muốn thể hiện phải được đặt trong các cặp tab,


Chuyển đổi

Như đã nói ở trên “MathML không được thiết kế để viết hay sửa trực tiếp bởi con người. Cần có công cụ soạn thảo, hay chuyển đổi từ ngôn ngữ thân thiện với người khác” cùng với tính phức tạp của ngôn ngữ nên chúng ta có thể sử dụng một vài tiện ích sau đây để chuyển đổi các biểu thức tóan học sang MathML có sẵn bao gồm cả việc chuyển đổi giữa TeX và MathML. Các tiện ích này, rất may là chúng hầu hết đều miễn phí, sẽ tự sinh mã MathML dựa trên biểu thức tóan học chúng ta đưa vào, từ đó chúng ta có thể sao chép chúng vào trang web đang sọan thảo như mong muốn.

TeXmacs là một What-You-See-Is-What-You-Get editor với những hỗ trợ rộng rãi cho tóan học. TeXmacs cũng được dùng để viết các biểu thức tóan học để xuất ra dạng XHTML có nhúng MathML, download phiên bản dùng cho windows - 82Mb tại http://www.texmacs.org/tmweb/download/windows.en.html.

Amaya cũng là một WYSIWYG editor dùng để sọan thảo MathML được hỗ trợ bởi tổ chức W3C, download phiên bản dùng cho Window – 7.74Mb tại

http://www.w3.org/Amaya/Distribution/amaya-WinXP-9.54.exe

Mathtype của công ty Design Science (DSI) cho phép người dùng tạo những biểu thức trong cửa sổ WYSIWYG và chuyển chúng thành dạng MathML, download phiên bản dùng thừ 30 ngày dùng cho window tại

http://www.dessci.com/en/products/mathtype/trial.asp .

Ngòai ra, công ty Wolfram Research còn cung cấp cả một Website để chuyển những biểu thức dạng tóan học sang MathML tại

http://www.mathmlcentral.com/Tools/ToMathML.jsp

Dùng MathType tạo MathML

Dùng www.mathmlcentral.com tạo MathML

"vui lòng xem thêm tập tin đính kèm"

Chú thích

TEX, viết không định dạng là TeX, là một hệ thống sắp chữ được viết bởi Donald Knuth. Nó phổ biến trong môi trường hàn lâm, đặc biệt là trong cộng đồng toán học, vật lí và khoa học máy tính. Trong hầu hết các bản cài đặt Unix, nó gần như thế chỗ của troff, cũng là một chương trình định dạng văn bản được ưa thích khác. TeX nói chung được xem là cách tốt nhất để gõ công thức toán học phức tạp, nhưng, đặc biệt là ở dạng LaTeX hoặc các gói khuôn (template) khác, nó cũng được dùng cho các tác vụ sắp chữ khác.

World Wide Web Consortium, viết tắt W3C là một tổ chức công nghiệp quốc tế thành lập năm 1994 nhằm phát triển các giao thức chung để phát triển WWW (the World Wide Web). W3C làm việc với cộng đồng toàn cầu để tạo ra các đặc tả và tham khảo kỹ thuật trung lập với các nhà cung cấp và sử dụng miễn phí trên toàn thế giới. Chủ tịch W3C là ngài Tim Berners-Lee, người sáng lập công nghệ WWW, lãnh đạo. Ban đầu, W3C được thành lập khi Tim Berners-Lee hợp tác với CERN, gốc của Web, dưới sự hỗ trợ của DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency) và European Commision. Consortium nầy được MIT/LCS (Massachusets Institute of Technology/ Laboratory of Computer Science) ở Mỹ tài trợ; cùng với các đồng tài trợ như INRIA (Institut National de Recgerche en Informatique et en Automatique) ở Châu Âu; và Keio University Shonan Fujisawa ở Châu Á. Website của W3C có nhiều thông tin về Internet, các giao thức và các chuẩn đang phát triển. Bạn tìm thấy ở đây thông tin về lịch sử của Web, các đặc tả giao diện như HTML (HyperText Markup Language) và các mở rộng của HTML, thương mại điện tử, các vấn đề về bảo mật và tính riêng tư, cũng như các chuẩn kiến trúc của Web như HTTP (HyperText Transfer Protocol) và các công nghệ đối tượng. Website của W3C là http://www.w3c.org.

Để xem bài viết hoàn chỉnh kèm các hình ảnh các bạn có thể download tại đây

0 nhận xét: